Hình thành Thánh thất Cầu Kho

Theo tài liệu "Đại Đạo căn nguyên" của ông Nguyễn Trung Hậu[2] biên soạn thì:

Nguyên ban đầu, mấy ông Trung, Kỳ, , Tắc, Sang, Hậu, Đức, Bản, Giảng mỗi đêm đều tựu lại khi ở nhà ông Trung (Rue Testard Cholon), khi ở nhà ông Cư (Rue Bourdais Saigon), khi ở nhà ông Bản (Cầukho) để cầu Thượng đế giáng cơ dạy Đạo. Mà hễ mỗi lần có chư nhu đến xin nhập môn, Thượng đế lại dạy phải đến Đại đàn Cầu kho. Vì vậy mà nhà ông Bản thành ra một cái đàn lệ, rồi gọi là Tiểu Thánh thất, Thánh thất Cầu kho ban đầu rất chật hẹp: Đồ đạc thiếu trước hụt sau, vị chủ nhà lúc bấy giờ đương ở trong vòng bẩn chật, không đủ sức sắm đồ vật để thờ cho xứng đáng. Bàn thờ chỉ là một cái ghế nho nhỏ bằng cây dá tị. "Thiên nhãn" chỉ vẽ trong một mảnh giấy cao cao chừng ba tấc, ngang độ hai tấc tây. Chiếu đệm cũng không đủ trải mà lạy. Tình cảnh tuy nghèo, mà mấy chục bổn đạo mới không hổ, cứ mỗi đêm thứ bảy là đến hầu đàn. Không bao lâu lại được nhiều vị đạo tâm lo sửa sang Thánh thất lại mới có chút vẻ vang: Quan phủ Vương Quan Kỳ lo chưởng quản việc cúng tế trong đàn và thuyết đạo, ông Đoàn Văn Bản, ông Nguyễn Trung Hậu, ông Tuyết Tấn Thành và ông Lê Thế Vĩnh lo sửa soạn dọn dẹp nơi Thất cho có trang nghi. Ông Lê Văn Giảng, ông giáo Hiến cùng một ít đạo hữu nữa lo sắm đồ đạc lặt vặt trong Thất..."
— Nguyễn Trung Hậu, Đại Đạo Căn Nguyên. Ấn bản của Thánh thất An Hội, Bến Tre, 1957. Tr. 22.